Ngoài gỗ, vải và da thì đá là một trong những chất liệu cực kỳ gần gũi đối với cuộc sống của chúng ta. Từ rất lâu trước đây con người đã biết và sử dụng các loại đá trong sinh hoạt và trong trang trí nội thất bởi sự tự nhiên cũng như dễ tìm kiếm và hàng loạt các đặc điểm nổi bật của nó.
Hiện nay, đá có nhiều loại bao gồm đá tự nhiên và đá công nghiệp, mỗi loại lại có từng nét riêng của mình do đó mà nó có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Một số loại đá hiện nay trên thị trường có nhiều ứng dụng thực tế
Trong hầu hết các loại đá dù là cao cấp – tự nhiên hay nhân tạo thì đá Kim Sa là được áp dụng, sử dụng phổ biến nhất mà dường như đi đâu hay làm gì và trong lĩnh vực nào chúng ta cũng đều bắt gặp.
Tuy nhiên nhiều người lại không biết đá Kim Sa là gì, nó có nguồn gốc từ đâu và được phân loại như thế nào, đặc điểm của loại đá này cùng với ứng dụng thực thế của chúng.
Vậy thì hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại đá Kim Sa và tham khảo một số sản phẩm, không gian có sử dụng chất liệu này để biết được tường tận về chúng ngay nhé.
Đá Kim Sa và các đặc điểm cùng với ứng dụng của đá Kim Sa
Đá Kim Sa là loại đá được xếp vào loại granite tự nhiên, chúng được hình thành bởi quá trình biến đổi của 3 loại đá khác đó là đá vôi cùng với đá dolomit và carbonate.
Chính nhờ quá trình cấu thành này nên đá Kim Sa có sự đa dạng về hình dáng cùng kích thước không cố định nên có nhiều ứng dụng, vai trò trong thực tế cuộc sống.
Việt Nam không có hoặc rất ít đá Kim Sa và thường được nhập khẩu từ nước ngoài, một đặc điểm chung của chúng đó là tất cả đều chỉ có 2 màu màu đen – trắng nên người ta gọi tắt là đá Kim Sa đen – trắng.
Đá kim sa trắng
Các loại đá Kim Sa của nước ta hầu hết được nhập khẩu từ 2 quốc gia đó là Trung Quốc và Ấn Độ, do quá trình khai thác cộng với đánh bóng và xử lý tại nhà xưởng khác nhau nên chất lượng của chúng cũng khác nhau, vì vậy mà giá thành của sản phẩm có sự chênh lệch.
Dựa vào độ dày thì đá Kim Sa được chi làm 2 loại chính đó là đá Kim Sa dày 20mm ( có chiều dài tấm đá là 1,8m ) và loại dài 15mm ( có chiều dài tấm đá trên 2m ).
Ngoài ra, còn có một số ít loại đá Kim Sa có độ dài 20mm với chiều dài tấm trên 2m, loại này thường có ứng dụng thực tế trong gia đình nhiều hơn so với 2 loại trên.
Phân loại đá Kim Sa dựa vào độ dài của các tấm đá
Nếu dựa vào mẫu đá thì có thể chia chúng ta làm 3 loại là: Kim Sa Cám, Kim Sa Trung và Kim Sa Bắp.
Kim Sa Cám: Mẫu đá này thường có giá thành và chi phí gia công cao, nó có đặc điểm là có màu đen tuyền cùng với các hạt kim sa nhỏ đều và dày đặc nhau.
Kim Sa Bắp: Theo tên gọi thì dá Kim Sa Bắp có màu đen giống như Cám nhưng các hạt Kim Sa thường lớn hơn và cách xa nhau lại có màu ánh đồng.
Kim Sa Trung: Đây là loại phổ biến nhất so với 2 loại trên với đặc điểm là các hạt Kim Sa tương đối lớn, phân tái rải rác trên bề mặt và giá thành tương đối rẻ nên được sử dụng nhiều hơn cả.
Đá Kim Sa Trung được dùng phổ biến nhất với nhiều ứng dụng thực tế
- Đá Kim Sa có những đặc tính nổi bật đó là có độ cứng cao, có khả năng chịu nhiệt – chịu lửa tốt lại chịu được tác động của va đập và đè nén nên nó có khá nhiều ứng dụng thực tế như dùng để làm bền mặt tủ bếp, ốp tường, ốp sàn, ốp lò sưởi...
- Loại đá này có khả năng chống thấm nước, ít bị bám bẩn cùng với đó là bề mặt luôn sáng bóng nên rất dễ vệ sinh lau chùi hàng ngày.
- Có độ bền và sự ổn định chống trầy xước và dạn nứt.
- Bề mặt đá trơn bóng và có tinh thể phát sáng với màu đen tự nhiên cùng vẻ đẹp thẩm mỹ cao lại có thể kết hợp với nhiều món đồ nội thất bên trong nhà.
Ưu điểm khi sử dụng đá Kim Sa trong nội thất và xây dựng
Dù là có được nhiều ưu điểm, nét nổi bật so với các loại đá nhân tạo khác nhưng đá Kim Sa cũng có một số nhược điểm – hạn chế nhất định.
Gia công đá Kim Sa rất nhiều bụi, mùn đá làm bắn bẩn, nếu hít phải có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Đá Kim Sa không thuộc loại cao cấp nên ít được sử dụng ở trong không gian hiện đại bởi không đồng bộ với đồ nội thất bên trong nhà.
Một số điểm hạn chế của đá Kim Sa
Việc có nên sử dụng đá Kim Sa hay không phụ thuộc vào khá nhiều các yếu tố, vừa là gia chủ vừa là yếu tố không gian và cả vấn đề chi phí đầu tư.
Nếu là ở nơi sang trọng thì đá Kim Sa ít được dùng mà thay vào đó người ta thường lựa chọn các loại cao cấp như đá Cẩm Thạch, đá Hoa Cương.
Đá Kim Sa có giá thành tương đối rẻ, do đó mà khi muốn thi công nội thất – xây dựng bên trong nhà với mức đầu tư thấp thì ta hoàn toàn có thể sử dụng chất liệu này.
Các không gian cao cấp sang trọng thường ít sử dụng đá Kim Sa
Dù không so sánh được với các loại đá cao cấp, tuy nhiên đá Kim Sa cũng có những nét đẹp nổi bật thể hiện chất riêng của mình như bề mặt trơn bóng, hạt kim sa độc đáo óng ánh mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
Nhờ có các đặc điểm về cơ – lý học so với các loại đá công nghiệp và giá thành rẻ hơn so với đá tự nhiên, cho nên đá Kim Sa có nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống của chúng ta, cụ thể:
Khá nhiều nơi, nhiều gia đình lựa chọn đá Kim Sa để làm mặt bếp và mặt bàn đảo nhờ có vẻ đẹp độc đáo lại đảm bảo được các yếu tố về vệ sinh, có thể thực hiện lau chùi nhanh chóng. Ngoài ra thì các tinh thể lấp lánh bên dưới bề mặt đá sẽ là tiền đề, là yếu tố để tạo điểm nhấn đặc biệt cho phòng bếp của gia chủ.
Đá Kim Sa được sử dụng làm bề mặt ốp của bàn và bếp
Với các ưu điểm vượt trội là cứng và chịu nhiệt lại chống trầy xước, giá thành vừa phải nên đá Kim Sa thường được sử dụng để lát sàn nhà hay bề mặt bậc cầu thang, ốp khung của thang máy...
***Không chỉ thế, đá kim sa còn có ứng dụng để làm bồn lavabo hoặc ốp bồn hoa, bàn ghế đá cùng với bia - lăng mộ.
Mặc dù đá Kim Sa có nhiều ứng dụng cũng như các tính năng ưu việt, song do quá trình sử dụng và bảo quản đôi khi vẫn gặp phải các vấn đề sai sót – hư hỏng – xuống cấp làm ảnh hưởng tới bề mặt đá và vẻ đẹp của món đồ.
Sử dụng và bảo quản đá Kim Sa hợp lý
Chúng ta cần phải quan tâm tới các vấn đề này và có chút kinh nghiệm để vệ sinh, bảo quản các vật dụng hay bề mặt được làm từ chất liệu đá Kim Sa.
- Đầu tiên là nên sử dụng đá ở những công trình, khu vực cần thiết và có mục đích thích hợp.
- Trong quá trình thi công đồ nội thất, thi công xây dựng có dùng đến đá Kim Sa cần phải xử lý chống thấm và làm phẳng để về mặt không bị nghiêng, kênh dễ bị gập – vỡ.
- Nên thực hiện vệ sinh lau chùi bề mặt thường xuyên, cần tránh các chất tẩy rửa có tính acid cao hoặc các vật cứng, sắc nhọn trầy sát bề mặt gây xước.
- Khi các chất tẩy rửa có muối hoặc hợp chất làm ăn mòn bề mặt thì nên có phương án khắc phục kịp thời để tránh bị mục mòn và tạo vết ố.
>> Trên đây là tổng hợp các kiến thức về đá Kim Sa từ khái niệm cho đến cách phân loại, ưu nhược điểm cùng với ứng dụng và các lưu ý khi sử dụng – bảo quản.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn đề đá hoặc thiết kế nội thất nhà sử dụng các loại đá tự nhiên giúp đem lại vẻ đẹp, nét sang trọng tiện lợi cho không gian thì có thể tìm tới các đơn vị chuyên về đá hoặc chuyên về nội thất đá để được hỗ trợ một cách tốt nhất.