Hotline: 0972 397 888

Gỗ cao su và ứng dụng thực tế trong nội thất – Chi tiết từ A đến Z

Gỗ cao su có độc không, gỗ cao su có đặc điểm gì và có ứng dụng như thế nào là thắc mắc của khá nhiều người, nhất là đối với những ai lần đầu nghe đến loại gỗ này.

Nội thất Long Thành sẽ giúp bạn hiểu tường tận về gỗ cao su từ đặc điểm hình dáng bên ngoài, kết cấu bên trong, các đặc tính cơ – lý học cho đến ứng dụng thực tế của chúng một cách đầy đủ nhất, đừng bỏ qua nhé.

Gỗ cao su và và các đặc điểm, ứng dụng trong sản xuất nội thất hiện nay

Gỗ cao su và và các đặc điểm, ứng dụng trong sản xuất nội thất hiện nay

Gỗ cao su và đặc tính của gỗ cao su

Nếu như trước đây, cây cao su được trồng với mục đích chủ yếu là để lấy nhựa – mủ phục vụ cho các nghành công nghiệp chế biến thì giờ đây, chúng được biết đến nhờ có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế và cơ bản đó là lấy gỗ để sản xuất ra các sản phẩm nội thất gia đình.

Mặc dù là được trồng trong tự nhiên nhưng gỗ của cây cao su lại là một loại gỗ công nghiệp vì phải qua chế bến mới có thể sử dụng làm đồ nội thất, đồ dùng gia đình không giống một số loại gỗ tự nhiên khác như gỗ Xoan, gỗ Gõ, gỗ Hương...

Gỗ cao su có tên tiếng anh là Rubber Woood, ở các nước trên thế giới thì gỗ cao su được sử dụng từ rất sớm với nhiều ứng dụng thực tế trong đời sống, công nghiệp bởi các đặc tính nổi bật của dòng gỗ này.

Gỗ cao su được sử dụng để lấy mủ và lấy gỗ để sẩn xuất đồ nội thất

Gỗ cao su được sử dụng để lấy mủ và lấy gỗ để sẩn xuất đồ nội thất

Đặc điểm chung của gỗ cao su

- Màu sắc nhẹ nhàng tự nhiên thường là vàng nhạt, màu xám sáng hoặc màu nâu nhạt.

- Thớ mỏng và trọng lượng riêng của gỗ khá nhẹ.

- Gỗ cao su dẻo dai với tính đàn hồi cao.

- Cấu tạo gỗ đặc biệt rất ít thấm nước.

- Chất liệu gỗ thân thiện với môi trường, ít bắt lửa hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác và đặc biệt là khi cháy không gây ra các mùi – chất thải độc hại.

Ngoài ra, gỗ cao su không được sử dụng trực tiếp để làm đồ nội thất mà phải qua quá trình ghép ( trở thành gỗ công nghiệp ) do đó mà giá trị cũng như thành phẩm làm từ gỗ cao su không được cao so với các loại gỗ tự nhiên khác.

Một số đặc điểm tự nhiên của gỗ cao su là nhẹ, có màu vàng nhạt ít thấm nước

Gỗ cao su thuộc nhóm mấy

Với các đặc tính của gỗ cao su là nhẹ, sức chịu đựng kém lại dễ bị mối mọt tấn công khi không được bảo quản tốt nên nó được xếp vào nhóm VII trong bảng xếp hạng các loại gỗ hiện nay.

Gỗ cao su với một số đặc tính cơ lý học được xếp vào nhóm VII trong bảng xếp hạng gỗ

Gỗ cao su với một số đặc tính cơ lý học được xếp vào nhóm VII trong bảng xếp hạng gỗ

Khai thác và chế biến gỗ cao su

Ngày nay gỗ cao su không chỉ được khai thác để lấy mủ mà còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, nó được đánh giá là sản phẩm có giá trị kinh tế cao - là một giải pháp hoàn hảo giúp bảo vệ môi trường và đặc biệt là giải pháp thay thế cho các loại gỗ tự nhiên khác khi chúng đang dần cạn kiệt, rất khó để phục hồi.

Người ta bắt đầu khai thác lấy gỗ cây cao su sau khoảng từ 26 đến 40 năm khi mà cây hết giá trị lấy mủ, lúc đó cây sẽ được dùng để lấy gỗ và qua quá trình xử lý, cắt ghép gia công để cho ra các sản phẩm đồ nội thất hiện nay.

Quá trình khai thác và chế biến thành phẩm gỗ cao su

Quá trình khai thác và chế biến thành phẩm gỗ cao su

Các kiểu ghép gỗ cao su phổ biến

Trong ngành sản xuất gỗ công nghiệp, người ta thường ghép gỗ cao su theo 3 cách tùy theo ứng dụng thực tế của chúng, phải kể đến đó là:

Ghép các tấm gỗ cao su theo kiểu ghép song song.

Ghép cạnh.

Ghép gỗ cao su bằng cách ghép mặt ( ghép đầu, ghép finger ).

Một số phương pháp ghép thanh gỗ cao su phổ biến hiện nay

Một số phương pháp ghép thanh gỗ cao su phổ biến hiện nay

Ưu nhược điểm của gỗ cao su và các vật dụng làm từ gỗ cao su ghép thanh

Ưu điểm

Gỗ cao su ghép thanh khá nhẹ nên các món đồ nội thất làm từ gỗ cao su nhẹ có thể kê đặt, vận chuyển đến nhiều vị trí khác nhau trong nhà.

Đồ nội thất làm từ gỗ cao su có giá thành rẻ nên được thể sử dụng cho nhiều không gian, nhiều gia đình.

Màu sắc nhẹ nhàng thân thiện với môi trường, có thể gia công chế tác được nhiều món đồ nội thất như tủ quần áo, giường ngủ, kệ tivi, bàn học, sàn gỗ...

Một số ưu điểm nổi bật của gỗ cao su và sản phẩm nội thất làm từ gỗ cao su

Một số ưu điểm nổi bật của gỗ cao su và sản phẩm nội thất làm từ gỗ cao su

Nhược điểm

Đồ nội thất làm từ gỗ cao su có độ bền không quá cao nếu không được gia công sơ chế, sử dụng và bảo quản tốt.

Chưa thực sự phù hợp với các không gian sang trọng đẳng cấp, các món đồ nội thất được thiết kế theo phong cách tân cổ điển hoặc cổ điển.

>> Dù với 3 nhược điểm này nhưng thiết kế nội thất nhà hiện nay sử dụng chất liệu gỗ cao su vẫn được sử dụng khá nhiều, cùng tham khảo một số ứng dụng của đồ nội thất gỗ cao su dưới đây.

Ứng dụng của gỗ cao su trong thiết kế, sản xuất thi công đồ nội thất

Làm đồ nội thất văn phòng

Trong văn phòng làm việc, những bộ bàn ghế ngồi làm việc hay tủ trang trí, tủ đựng giày, lát sàn nhà...được làm từ gỗ cao su được sử dụng ở nhiều nơi nhờ giá thành rẻ, có thể vận chuyển kê đặt dễ dàng.

Sản phẩm bàn ghế cho văn phòng làm việc làm từ chất liệu gỗ cao su

Sản phẩm bàn ghế cho văn phòng làm việc làm từ chất liệu gỗ cao su

Nội thất gia đình

Trong gia đình, đồ nội thất được làm từ gỗ cao su ghép thanh ngày càng nhiều và có thể áp dụng cho hầu hết các không gian khác nhau từ phòng khách – bếp, phòng ngủ hay phòng thờ... Cùng tham khảo một số sản phẩm nội thất gia đình đẹp, hiện đại được làm từ gỗ cao su ngay nhé:

Mẫu tủ bếp gia đình được làm từ chất liệu gỗ cao su ghép thanh

Mẫu tủ bếp gia đình được làm từ chất liệu gỗ cao su ghép thanh

Sản phẩm bàn ghế ăn cho phòng bếp làm từ chất liệu gỗ cao su

Sản phẩm bàn ghế ăn cho phòng bếp làm từ chất liệu gỗ cao su

Trên đây là tổng hợp các thông tin về gỗ cao su từ khái niệm, đặc điểm cho đến ứng dụng thực tế của chất liệu này trong đời sống hiện nay.

Hy vọng với kiến trúc này, bạn đã có thể biết thêm được nhiều thông tin hơn và có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm nội thất gỗ cao su ưng ý nhất trong không gian của mình.