Hotline: 0972 397 888

Gỗ đổi màu là gỗ gì? Gỗ đổi màu có đắt như lời đồn?

Bạn đã từng nghe nói trong những loại gỗ tự nhiên có một loại với khả năng đổi màu sắc khi có tác động từ nhiệt độ môi trường, ánh sáng mặt trời chưa?

Điều đó khiến cho nhiều người tò mò, tìm kiếm. Vậy gỗ đổi màu là gỗ gì? Thuộc nhóm gỗ gì? Và tại sao được nhiều người tìm kiếm đến vậy. Hãy để Long Thành chia sẻ thêm thông tin với bạn về loại Gõ đắt “như lời đồn” này nhé!

Gỗ đổi màu là gỗ gì?

Gỗ đổi màu thuộc nhóm mấy? Loại gỗ đổi màu gọi là gỗ bách xanh đổi màu hay còn có tên gọi khác là gỗ dổi, gỗ thơm có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Gỗ bách xanh thuộc nhóm IIA, so với thủy tùng thì loại gỗ này có giá không quá chênh lệch. Loại gỗ này còn biết đến cái tên khác là gỗ trắc xanh, phân bố nhiều vùng đồi núi ở các tỉnh Tây Nguyên như Krông Năng – Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận hay Khánh Hòa. 

Gỗ đổi màu là gỗ gì

Cây gỗ đổi màu

Gỗ đổi màu lúc mới khai thác thì gỗ có màu hơi ngả vàng giống gỗ lim, rồi sau đó chuyển qua màu xám, lại chuyển qua màu tím, cuối cùng là màu xanh bích ngọc, nhìn giống như đá vậy, và giữ lại mau xanh đến khi các mó đồ nội thất cũ. 

Gỗ đổi màu quý hiểm

Có quan điểm cho rằng: “Đến màu xanh ngọc bích thì sẽ giữ mãi không thay đổi nữa. Không giống như một số người nhầm lẫn là gỗ đổi màu sẽ thay đổi màu sắc liên tục theo thời gian, điều đó là không đúng.”

Quan điểm khác lại khẳng định: “Gỗ đổi màu có chỗ màu trắng, chỗ màu xanh đậm, màu hồng, màu tím, màu nâu đậm và màu đen sẫm do để trong bóng tối lâu ngày. Chỉ cần đem ra chỗ sáng vài ngày, tự khắc nó đổi qua những màu khác.”

Các loại gỗ đổi màu

Gỗ đổi màu với sự đa dạng về chất liệu, đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất. Đặc biệt, các loại gỗ đổi màu đa dạng về chủng loại nên các đặc điểm của chất liệu cũng sẽ khác. Dưới đây là những loại gỗ đổi màu phổ biến hiện nay:

Gỗ thủy tùng đổi màu

Cây thủy tùng hay còn gọi là thông nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis loại cây được phân bố chủ yếu ở các vùng cận nhiệt đới ở miền nam nước ta. Thuộc nhóm IA, cây thủy tùng có đặc điểm mùi thơm, thớ mịn và có thể ngâm dưới nước hàng trăm năm nên tự mình chuyển sang màu sắc xanh đen như khối cẩm thạch. Đặc biệt, loại cây này được đánh giá cao về yếu tố phong thủy mang đến vượng khí tốt cho chủ nhân.

Gỗ bách xanh đổi màu

Gỗ bách xanh đổi màu hay còn có tên gọi khác là gỗ dổi, gỗ thơm có tuổi thọ lên đến hàng 100 năm. Gỗ bách xanh thuộc nhóm IIA, so với thủy tùng thì loại gỗ này có giá không quá chênh lệch. Gỗ bách xanh là loại gỗ có giá trị thẩm mỹ và giá trị tâm linh cao, tuổi thọ của loại gỗ cao và có khả năng đổi màu theo ánh sáng và nhiệt độ. Lúc đầu có màu xám nhạt nhung khi bóc hết vỏ thì gỗ chuyển sang màu xanh thẩm hoặc xanh ngọc.

Gỗ đổi màu Gia Lai

Gỗ đổi màu Gia Lai là loại thân cây gỗ lớn, chiều cao của cây trung bình trên dưới 30m. Thân cây thẳng tròn, gốc có bạnh nhỏ và đường kính thân khá lớn khoẳng 50cm, vỏ màu nâu vào bên trong lõi thì có màu xanh tạo nên một lớp bảo vệ chắc chắn cho toàn bộ sản phẩm từ chất liệu này. Tương tự như các loại gỗ trên, gỗ đổi màu Gia lai cũng mang lại tính ý nghĩa về yếu tố thẩm mỹ và giá trị kinh tế.

Ý nghĩa gỗ đổi màu

Ngoài công năng sử dụng như các loại gỗ tự nhiên khác, gỗ đổi màu đang tạo nên sức hút riêng bởi các giá trị về tính thẩm mỹ và yếu tố phong thủy. Gỗ đổi màu với sự đa dạng về màu sắc, mang đến các vật dụng trang trí đẹp và độc đáo trong không gian hiện hữu.
Đặc biệt hơn, các loại gỗ đổi màu có mùi thơm tự nhiên nhiên và theo phong thủy thì nó chính là phước báo của thiên nhiên.

XEM THÊM: MẪU SOFA TÂN CỔ ĐIỂN GỖ GÕ ĐỎ ĐẸP NHẤT

Các vật dụng làm từ chất liệu này mang đến linh khí tốt, mang nhiều ý nghĩa may mắn về công danh và thành công trong sự nghiệp của mỗi người. Chính vì thế, gỗ đổi màu đang là chất liệu được nhiều người “săn đón” trên thị trường nội thất hiện nay.

Lộc bình gỗ đổi màu

Lộc bình bằng gỗ đổi màu

Là loại gỗ khá đặc biệt, khác lạ, khó tìm, luôn được giới chơi đồ Gỗ quý săn tìm và mong muốn sở hữu bằng được. Những sản phẩm làm từ chất liệu gỗ đổi màu thường có giá rất cao. Gỗ có màu sắc lạ, đẹp mắt là thế mạnh, tuy nhiên độ cứng và bền cần được kiểm chứng theo thời gian.

Ngoài giá trị về mặt trang trí thì gỗ còn được xếp vào danh sách gỗ phong thủy quý hiếm bậc nhất. Gỗ đổi màu thể hiện đẳng cấp chịu chơi của giới thượng lưu có sở thích và đam mê với Gỗ quý.

Ứng dụng của gỗ đổi màu trong nội thất 

Dù là chất liệu khá mới, song với hàng loạt các đặc điểm về độ cứng, khả năng chịu lực, màu sắc đẹp, chất liệu này đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là những ứng dụng nổi bật của gỗ đổi màu trong cuộc sống hiện nay: 

Gỗ đổi màu ứng dụng trong nội thất gia đình, đóng bàn ghế tiếp khách, Sofa gỗ, kệ tivi, lục bình gỗ, và những đồ mỹ nghệ như các loại tượng gỗ đổi màu như cóc gỗ đổi màu, bình gỗ đổi màu, công gỗ đổi màu, tỳ bà gỗ đổi màu,...

Bàn ghế gỗ đổi màu

Mẫu bàn ghế phòng khách gỗ đổi màu là thiết kế được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn. Toàn bộ sản phẩm mang tone màu xanh chủ đạo, mang vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp trong không gian hiện hữu. Đồng thời, chất liệu gỗ đổi màu còn mang ý nghĩa lớn về yếu tố phong thủy.

Bộ bàn ghế gỗ đổi màu

Tượng Phúc Lộc Thọ gỗ đổ màu

Tượng gỗ đổi màu mà nổi bật là tượng tam đa, tượng ông cóc đang được nhiều người yêu thích đồ mỹ nghệ “săn đón”. Các chi tiết được gia công hoàn toàn từ những người nghệ nhân hàng đầu, bo tròn tinh xảo mang đến những tác phẩm trang trí ấn tượng.

tượng gỗ tam đa đổi màu

Tượng tam đa gỗ đổi màu 

Cóc gỗ đổi màu

thiềm thử bằng gỗ đổi màu

Cóc gỗ đổi màu

Cặp công gỗ đổi màu

Chim Công được xem là biểu tượng của Phượng Hoàng trên trái đất. Mà Phượng Hoàng chính là một trong những tứ linh (long, lân, quy, phụng) theo quan niệm xưa. Một con vật biểu trưng của đức hạnh, duyên dáng, thanh nhã, mang đến sự hòa hợp âm dương.

chim công gỗ đổi màu

Cặp công gỗ đổi màu

Gỗ đổi màu giá bao nhiêu? Đắt hay không?

Tất nhiên những thứ lạ và khó tìm thường làm cho người mua thường tò mò săn đón. Chính vì thế các sản phẩm đồ gỗ được đóng từ gỗ đổi màu thường cao. Về độ cứng, độ bền thì cần có sự kiểm chứng nhưng về màu sắc thì loại gỗ này ghi điểm cao, nhờ vào vào sắc lạ mắt nên giới đam mê gỗ xếp chúng vào dòng gỗ phong thủy. 

Vậy gỗ đổi màu giá bao nhiêu? Đắt hay không? đang là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng khi chọn. Trên thực tế, loại gỗ này đang được xếp vào các loại gỗ độc, lạ mang giá trị cao về giá trị thẩm mỹ và yếu tố phong thủy nên chắc chắn mức giá không hề rẻ một chút nào. Tuy nhiên, để xác định được mức giá cụ thể của loại gỗ này, bạn dựa vào các yếu tố sau:

Kích thước: Đây là yếu tố đầu tiên quyết định đến giá của gỗ đổi màu. Kích thước các tấm gỗ càng lớn thì giá càng cao và ngược lại, tùy vào yêu cầu của khách hàng gỗ sẽ được phân thành nhiều kích thước khác nhau.

Độ dày: Với các loại gỗ lâu năm thì độ dày lớn, đồng nghĩa với khả năng chịu lực và độ cứng của gỗ cùng vượt trội nên giá của tấm gỗ sẽ có sự chênh lệch so với gỗ đổi màu mỏng.

Chất liệu: Các loại gỗ đổi đa dạng về chủng loại, giá của chúng cũng sẽ thay đổi theo tùy vào độ bền, màu sắc, khả năng chịu lực để khách hàng đánh giá chất liệu gỗ đổi màu bền và tốt nhất trước khi chọn.

Đơn vị mua: Hiện nay, có nhiều đơn vị cung cấp gỗ đổi màu khác nhau nên giá thành chất liệu cũng sẽ khác. Cùng một loại gỗ có đặc điểm, chất liệu, kích thước, độ dày ở các địa chỉ khác thì giá thành chất liệu cũng thay đổi. Dựa vào các yếu tố trên, mỗi người sẽ có câu trả lời riêng về gỗ đổi màu bao nhiêu? giá gỗ đổi màu đắt hay không.

XEM NGAY: +100 MẪU TỦ BẾP TÂN CỔ ĐIỂN SANG TRỌNG

Trong thực tế, chưa bàn đến chất liệu thì các chỉ số như độ cứng, độ bền song về màu sắc thì gỗ đổi màu cũng đều vượt trội nên chúng vừa là tiêu chí giúp bạn nhận biết gỗ đổi màu, vừa đánh giá chính xác về chất liệu.

Để mua được đúng các sản phẩm nội thất từ loại gỗ này, khách hàng cần có sự am hiểu kỹ cũng như tìm đúng xưởng mộc uy tín. Vì trên thị trường các loại gỗ khác như gỗ trân; gỗ thông lào; gỗ dổi xanh được sơn màu bích ngọc hoàn toàn không phải gỗ đổi màu hay còn gọi là gỗ đổi màu giả. 

Chuyện bên lề về cây gỗ đổi màu

Tình cờ một số người đi rừng đã vô tình phát hiện đặc tính đổi màu của cây gỗ kì lạ này. Từ đó đã có rất nhiều người vào rừng với mục đích tìm kiếm và săn tim giống Gỗ quý hiếm này.

Ông T - chủ DNTN D.Th - ở thôn Tam Phong, xã Ea Tam là người đang sở hữu 4 tác phẩm mỹ nghệ được làm từ cây “đổi màu”, thuộc loại to hết cỡ. Đó là cặp lục bình có đường kính 40cm, cao 1,2m; một tượng phật Di Lặc và một tượng phật Quan Thế Âm Bồ Tát với kích thước tương tự.

Cả bốn tác phẩm đều có vân gỗ đẹp như gỗ thủy tùng, mịn như gỗ trắc, đặc biệt là có nhiều màu sắc khác nhau.

Đúng như ông T đã nói trước, trên chiếc lục bình có chỗ màu trắng, chỗ màu xanh đậm, màu hồng, màu tím. Chiếc còn lại thì chỉ có màu nâu đậm và màu đen sẫm, được giải thích là do để trong bóng tối lâu ngày. Chỉ cần đem ra chỗ sáng vài ngày, tự khắc nó đổi qua những màu khác, như cái lục bình thứ nhất.

Lộc bình gỗ đổi màu quý

Ông T cho biết, cách đây khoảng 2 tháng, có người đem bốn khúc gỗ đến nài nỉ ông mua với giá 85 triệu đồng để tiện lục bình, ông sợ nứt nên chê. Một tuần sau ông nghĩ mình... nhiều tiền, nứt thì bỏ, mấy triệu bạc có gì mà tiếc.

Vậy là ông mua, rồi thuê thợ giỏi tay nghề chế tác ra “hàng độc”, để khách đến nhà thèm chơi. Sau này ông T mới biết, bốn khúc gỗ “đổi màu” của ông thuộc loại to nhất, được nhiều lâm tặc trong vùng xác nhận. “Vừa rồi có người trả cặp lục bình 300 triệu, tôi chỉ cho xem, bao nhiêu tiền cũng không bán” - ông T sung sướng nói.

Theo giới thiệu của một người quen, tôi đến xưởng gỗ của ông Dũng ở xã Cư K’lông - nơi có thể mua được các món đồ gỗ tự đổi màu. Ông Dũng cho biết: “Khi mới chế tác, các món đồ này cũng như gỗ thường, để khoảng một tuần thì chuyển sang màu xanh gốm, xanh ngọc, màu hồng tùy theo ánh sáng tương tác. Bởi vậy nếu muốn thay đổi màu sắc, chỉ cần thay đổi vị trí là được”.

Nhưng giá bán khá đắt, một chiếc lục bình bằng lọ hoa 200 triệu đồng, bằng ly bia 300 triệu, loại đường kính một gang tay trở lên thì giá cả tùy thuộc vào sự thèm muốn của người mua. “Hàng đẹp, màu sắc biến hóa kỳ diệu.

Gỗ đổi màu

Từ một nguồn tin ở Cư K’lông, chúng tôi quay lại xã Ea Tam tìm quán cà phê C.C.T.E và được ông chủ quán cho xem 9 khúc gỗ “đổi màu” chưa chế tác, mỗi khúc có đường kính 25cm, dài khoảng 1,5m.

Do chỗ quen giới thiệu, tôi được ông chủ quán đồng ý “để lại” 2 khúc, mỗi khúc 140 triệu đồng chứ không bán hết. Với giá này, mỗi khối gỗ “đổi màu” mua tận gốc khoảng 140 triệu đồng, còn vận chuyển đi nơi khác thì... vô giá.

Nguy cơ tận diệt giống cây cho Gỗ đổi màu và Cần đánh giá đầy đủ về cây “đổi màu”

thạc sĩ Nguyễn Đức Định - giảng viên thực vật học, khoa Nông lâm Trường Đại học Tây Nguyên - nói: Thực tế cho thấy, khi thị trường có nhu cầu cao về một loại gỗ rừng, loài cây đó sẽ có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên như chuyện xảy ra với cây thủy tùng, cây kơ nia.

Trước hiện tượng khai thác cây “đổi màu”, cơ quan chức năng và các nhà khoa học cần có đánh giá đầy đủ về nó, bao gồm việc xác định loài, giá trị, vùng phân bổ, mật độ cây. Nếu cây “đổi màu” là loài thực vật quý, hiếm thì cần phải có phương án bảo tồn lâu dài. Giả thiết đây là gỗ tạp thì việc khai thác tận diệt cũng sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về loại gỗ quý hiếm này, mong rằng có thể cung cấp nguồn thông tin hữu ích cho bạn đọc!. Cùng xem thêm các sản phẩm nội thất gỗ đẹp nhất TẠI ĐÂY