Hotline: 0972 397 888

Gỗ Tần Bì là gỗ gì? Ứng dụng của gỗ Tần Bì trong thi công nội thất

Gỗ Tần bì nghe rất lạ, đó là lạ với tôi, với bạn hay với một số người chưa biết đến loại gỗ này nhưng nó lại vô cùng quen thuộc đối với những ai có kiến thức về gỗ hay hoạt động trong lĩnh vực nội thất, lý do là vì chúng ta ít tiếp xúc – ít nghe đến chúng còn với người trong ngành lại nghe thấy hay bắt gặp thường xuyên.

So sánh gỗ tần bì và gỗ thông, so sánh gỗ tần bì và xoan đào hay gỗ tần bì và gỗ óc chó là câu hỏi của khá nhiều người. Vậy gỗ Tần bì là loại gỗ gì và đặc điểm của gỗ Tần bì, gỗ Tần bì có tốt không, ứng dụng thực tế của nó trong cuộc sống cũng như thi công nội thất...cùng nội thất Long Thành tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Gỗ Tần bì là gỗ  gì?

Tần bì là một loại cây thân gỗ tự nhiên thuộc họ oliu, chúng chỉ sinh trưởng và phát triển ở vùng khí hậu lạnh chủ yếu ở Đông Âu và Bắc Mỹ, thời tiết càng lạnh thì chất lượng của gỗ càng được nâng cao cùng với hệ đường vân đều và đẹp. Sản phẩm gỗ Tần bì được làm từ thân của cây với tên khoa học là Fraxinus, ngoài ra thì gỗ Tần bì còn có tên gọi khác là Ash.

Gỗ tần bì là loại gỗ tương đối giống với gỗ Sồi hiện nay

Gỗ Tần bì là gỗ gì

Gỗ Tần bì nhóm mấy?

Dựa vào chất  lượng và các đặc điểm, tính chất về cơ lý học mà gỗ Tần bì được sếp và nhóm IV trong bảng bếp hạng gỗ với nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống và đặc biệt là trong nội thất mỹ nghệ.

Đặc điểm của gỗ Tần bì

Về màu sắc

Gỗ Tần bì có nét màu từ nhạt đến gần trắng cùng với tâm gỗ có màu khá đa dạng từ nâu xám đến vàng nhạt hoặc sọc nâu, nâu nhạt... màu sắc của thân gỗ vừa nhẹ nhàng trang nhã lại tinh tế và bắt mắt. 

Trên bề mặt gỗ có hệ đường vân rất đẹp với vân thẳng, thớ đều và mặt thô nhưng cảm giác mềm mại có nhiều điểm tương đồng với gỗ sồi trắng hoặc dòng gỗ Pơ mu của Việt Nam hiện nay.

Gỗ tần bì có màu sắc sáng trắng tự nhiên với thớ gỗ mềm mại

Màu gỗ tần bì sáng trắng tự nhiên với thớ gỗ mềm mại

Đặc tính vật lý – cơ học

Gỗ Tần bì có khả năng chịu lực nén/ép tốt, chịu được va đập và có thể uốn nắn cong bằng hơi nước.

Loại gỗ này khá nhanh khô khi sấy vì vậy mà ít bị biến dạng, xuống cấp khi gia công sử dụng.

Gỗ Tần bì có thể chịu lực máy cùng khả năng bám ốc vít và dính keo cao.

Tuy nhiên thì gỗ Tần vì có đặc điểm là vị trí tâm gỗ ít có khả năng kháng sâu nên có thể bị mối mọt tấn công, vì vậy mà cần được sơn lót bảo quản kỹ càng.

Gỗ Tần bì có các ưu điểm vượt trội nhờ các đặc tính cơ lý học tốt

Gỗ Tần bì có các ưu điểm vượt trội nhờ các đặc tính cơ lý học tốt

Gỗ tần bì có phải là gỗ sồi không? Phân biệt gỗ Tần bì và gỗ sồi?

Gỗ Sồi Nga (sồi trắng) và gỗ Tần bì là 2 loại gỗ khác nhau, có màu sắc bên ngoài tương đối giống nhau, có ứng dụng như nhau trong ngành nội thất và nếu như ai không có kiến thức về gỗ hoặc không tiếp xúc nhiều thì không phân biệt được hai loại này.

Vì vậy mà chúng ta cần nắm được các đặc tính vật lý – cơ học của từng loại cũng như các đặc điểm về màu sắc, mùi hương hoặc so sánh thực tế để phân biệt tránh bị nhầm ngoài ý muốn.

Dựa vào vân gỗ: Đây là cách nhận biết dễ nhất khi phân biệt gỗ Sồi và gỗ Tần bì bởi gỗ Sồi có vân hình núi nhấp nhô và tiến dần giống như nước trà bị loang ra, còn Tần bì có đường vân giống như hình elip đồng tâm.

Dựa vào tom gỗ: Trên bề mặt của gỗ Sồi thường có nhiềm tom gỗ nhưng ở gỗ Tần bì lại không có các tom gỗ này.

Dựa vào tính chất vật lý cơ học: Đặc tính gỗ Tần bì có khả năng chịu lực tốt nhưng có cấu tạo mềm và dễ dàng thực hiện thao tác ốc vít hay doa - mài so với gỗ Sồi. Ngoài ta thì gỗ Tần bì hay bị mối mọt bên trong lõi còn gỗ Sồi thì không mà gỗ Sồi lại có khả năng chịu được sự tác động của nhiệt độ môi trường, ít bị cong vênh.

Phân biệt gỗ tần bì và gỗ Sồi thông qua hệ đường vân thên thân gỗ

Vân gỗ tần bì và vân gỗ sồi

Gỗ Tần Bì gồm mấy loại?

Một đặc điểm nổi bật của gỗ Tần bì đó là có khá nhiều loại khác nhau, nếu một số loại gỗ như thông, sồi hay lim, óc chó chỉ có 1, 2 giống cơ bản thì dòng gỗ này có tới 5, 7 loại được phân chia theo đặc điểm sinh trưởng và vị trí địa lí.

1. Gỗ tần bì trắng (White ash)

Giống gỗ này phân bổ tập trung ở những cánh rừng khu vực Đông Bắc Mỹ với đặc điểm là cứng cùng độ đàn hồi cao nên được sử dụng khá nhiều ở trong ngành nội thất đòi hỏi gia công, điêu khắc các chi tiết cầu kỳ.

2. Gỗ tần bì Tamo (Tamo ash)

Chúng còn được gọi với cái tên là Fraxinus Mandshurica, nó có mặt chủ yếu ở vùng Bắc Á trong đó phải kể đến như Trung Quốc và Nhật Bản,…

Đặc điểm của gỗ Tần bì nguồn gốc từ Bắc Á thường có thân hình biến dạng không thẳng, không cố định so với các loại gỗ khác do có nhiều lọai cây mọc ký sinh trên khắp chiều dài của thân.

3. Gỗ tần bì đen (Black ash)

Đúng như tên gọi thì loại gỗ này với tên khoa học là Fraxinus Nigra và chúng thường có màu tối hơn so với các gống còn lại, đường vân gỗ và thớ gỗ thường có màu nâu sậm sát nhau và hay được trồng ở khu vực Đông Bắc Mỹ, phí đông của Canada.  

Gỗ tần bì phổ biến ở khu đông bắc Hoa Kỳ và phí đông Canada

Gỗ tần bì phổ biến ở khu đông bắc Hoa Kỳ và phí đông Canada

4.Gỗ Tần bì bí ngô (Pumpkin ash)

Đây cũng là một dòng khác của gỗ Tần bì nhưng chúng có màu hơi đậm hơn so và có thể bắt gặp ở hầu hết các cánh rừng khu vực Đông Bắc Mỹ với tên khoa học là Fraxinus Profunda.

5. European ash

Gỗ Tần bì này phổ biến hơn và thường bắt gặp ở các cánh rừng của Châu Âu, đặc biệt là khu vực Tây Nam Á.

6. Green ash

Loại gỗ này sinh trưởng và phát triển trong khu vực Bắc Mỹ hiện nay.

7. Oregon ash

Đây được coi là giống cây lớn nhất trong các loại gỗ Tần bì hiện nay với chiều cao của cây trưởng thành lên đến 25m, chúng có tên gọi khoa học là Fraxinus Latifolia và tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc Mỹ.

Giống gỗ Tần bì có kích thước và chiều cao tương đối lớn hiện nay

Giống gỗ Tần bì có kích thước và chiều cao tương đối lớn hiện nay

Ưu, nhược điểm của gỗ Tần bì

Ưu điểm của gỗ Tần Bì

Ngoài các ưu điểm về đặc tính cơ học được kể trên, gỗ Tần bì cũng có một số các ưu điểm nổi bật như màu sắc nhẹ nhàng, sáng tự nhiên dễ dàng kết hợp với tổng thể các món đồ nội thất khác bên trong nhà cho không gian thêm phần tinh tế, hiện đại.

Bên cạnh đó thì gỗ Tần bì cùng các sản phẩm của nó dù là nhập khẩu nhưng giá thành không quá cao, phù hợp với mức đầu tư của nhiều gia chủ để thiết kế và sử dụng làm các món đồ nội thất trong gia đình.

Gỗ tần bì có giá thành rẻ nên được sử dụng nhiều trong cuộc sống

Gỗ tần bì có giá thành rẻ nên được sử dụng nhiều trong cuộc sống

Nhược điểm của gỗ Tần Bì

Nhược điểm của gỗ Tần bì đó là nét/dát gỗ tương đối mỏng vì vậy mà có thể bị mọt xâm hại - hư hỏng theo thời gian, do đó mà cần để không gian nhà luôn khô ráo và thực hiện vệ sinh, lau chùi các vật dụng nội thất làm từ gỗ Tần bì thường xuyên.

Ứng dụng của gỗ Tần Bì trong nội thất

Tương tự như các loại gỗ khác, gỗ Tần bì nhờ có các ưu điểm vượt trội mà được sử dụng phổ biến trong đời sống thường ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực thi công nội thất hiện nay.  

Tất cả các sản phẩm, món đồ được làm từ chất liệu này đều thể hiện nét đặc trưng của gỗ Tần bì từ không gian phòng khách cho đến phòng ngủ, phòng bếp hay phòng thờ đều có thể bắt gặp.

Cửa thông phòng gỗ tần bì

Cửa thông phòng hiện nay cũng có khá nhiều mẫu được làm từ gỗ Tần bì nhờ có khả năng chịu lực, chịu va đập tốt cùng màu sắc sáng bóng tạo cảm giác tươi mới cho không gian.

Cửa thông phòng ngủ được làm từ gỗ Tần bì tự nhiên sơn trắng

Cửa thông phòng ngủ được làm từ gỗ Tần bì tự nhiên sơn trắng

Giường ngủ gỗ Tần bì

Với ưu điểm có thể thuận tiện gia công, uốn nắn nên giường ngủ gỗ Tần vì có kiểu dáng và kích thước khá đa dạng phù hợp với đa số không gian - diện tích, cùng với đó là quá trình gia công điêu khắc hay gắn keo bắn vít có thể đơn giản hơn.

Giường gỗ tần bì

Giường gỗ tần bì

Tủ quần áo gỗ Tần bì, tủ bếp gỗ Tần bì

Ngoài ứng dụng làm cửa hay giường ngủ thì gỗ Tần bì cũng được sử dụng để làm tủ bếp hoặc tủ quần áo nhờ các đặc tính cơ học tốt, có thể chịu lực và chịu nhiệt lại có màu sắc sáng bóng tinh tế tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian mà nó hiện diện.

Tủ quần áo phòng ngủ được làm từ gỗ Tần bì đơn giản nhẹ nhàng

Tủ quần áo phòng ngủ được làm từ gỗ Tần bì đơn giản nhẹ nhàng

Tủ bếp gỗ tần bì

Tủ bếp gỗ tần bì

Bàn ghế sofa, bàn trang điểm, bàn ăn gỗ Tần bì

Với nhiều ứng dụng như vậy thì không thể kể đến các sản phẩm bàn ghế sofa phòng khách hay bàn trang điểm phòng ngủ, bàn ăn cộng với thiết kế tinh xảo chắc chắn có thể tạo điểm nhấn đặc biệt cho không gian đó.  

Bàn ghế sofa gỗ tân bì

Bàn ghế sofa gỗ tần bì

Lát sàn nhà

Với khả năng chống chịu được áp lực rất tốt và khả năng chống va chạm lại có thể uốn nắn một cách thuận tiện nên các sản phẩm gỗ lát sàn nhà được làm từ Tần bì với giá thành hợp lý, mẫu mã đa dạng ngày càng được sử dụng phổ biến trong các gia đình hiện nay.

Gỗ lát sàn nhà được làm từ gỗ với chi phí hợp lý nhiều người có thể sử dụng được

Gỗ lát sàn nhà được làm từ gỗ với chi phí hợp lý nhiều người có thể sử dụng được

Cầu thang Gỗ tần bì

Một ứng dụng quan trọng khác trong nội thất của gỗ Tần bì đó là sử dụng làm các phụ kiện trang trí của cầu thang phòng khách như mặt bậc cầu thang, tay nắm hay trụ đề bậc bởi có khă năng chống chịu lực nén do đi lại hay va chạm...

 Ốp tường, trần nhà

Có khả năng bám đinh cao và kết dính tốt lại có độ nền nên việc sử dụng lát gỗ Tần bì để làm các chi tiết trang trí, góc cạnh của hệ trần tường phào chỉ là một giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của chúng ta.

Ngoài các ứng dụng trên thì gỗ Tần bì cũng được sử dụng để làm các món đồ nội thất, vật dụng trang trí khác trong gia đình như khung tranh/ảnh, tủ sách hay kệ tivi, vách ngăn,...

Gỗ tần bì có nhiều ứng dụng trong gia đình và cuộc sống hiện nay

Gỗ tần bì có nhiều ứng dụng trong gia đình và cuộc sống hiện nay

>> Vậy là trên đây Nội thất Long Thành đã trình bày tất tần tật các thông tin về gỗ Tần bì là gì cùng với đặc điểm, tính chất và những ứng dụng của gỗ Tần bì trong nội thất thiết kế và thi công.

Nếu bạn muốn mua gỗ tần bì làm nội thất hoặc có nhu cầu tư vấn về nội thất gỗ Tần bì, thiết kế nội thất cho phòng khách, phòng ngủ hoặc cả ngôi nhà của bạn theo một phong cách riêng hãy liên hệ cho chúng tôi để được các chuyên gia, kiến trúc sư giúp bạn tạo nên ý tưởng và cho ra một sản phẩm ưng ý nhất ngay nhé.