Hotline: 0972 397 888

Indochine phong cách giao thoa 2 nền văn hóa Đông - Tây

Phong cách Indochine là sự kết hợp tinh tế giữa phong cách Á Đông và phương Tây, tạo nên một lối kiến trúc hiện đại nhưng vẫn đậm nét hoài cổ. Và hơn cả, Indochine ngày nay mang trong mình phong thái rất đỗi trầm tĩnh, gần gũi, thân thương giữa nhịp sống hiện đại, vội vã. 

Nếu bạn yêu thích những giá trị văn hóa bản địa, thích thú trước vẻ đẹp mộc mạc, bình dị và mong muốn mang Indochine về ngôi nhà của mình, hãy cùng Long Thành tìm hiểu rõ hơn về phong cách Indochine là gì? Đặc trưng của phong cách nội thất và chiêm ngưỡng những mẫu thiết kế nội thất Indochine đẹp dưới đây.

Mẫu kiến trúc phong cách đông dương

Mẫu kiến trúc phong cách Đông Dương

Phong cách Indochine là gì? 

Indochine không chỉ là một phong cách thiết kế nội thất mà Indochine còn hiện diện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể nghe Indochine là một tựa phim rất nổi tiếng được công chiếu lần đầu năm 1992. Hay đâu đó chúng được gắn mác là quán cafe Indochine, nhà hàng Indochine, khách sạn Indochine,… 

Vậy Indochine là gì? Nguồn gốc của thuật ngữ?

Indochine có nguồn gốc từ tiếng Pháp, có nghĩa là “Đông Dương”. Đông Dương là một bán đảo nằm ở vùng Đông Nam, châu Á. Bán đảo bao gồm 6 quốc gia là: Myanmar, Việt Nam Thái Lan, Lào, một phần Malaysia và Campuchia. Trong những năm 1887-1954, đây là khu vực nằm dưới quyền cai trị của đế quốc thực dân Pháp tại Đông Nam Á.

Phong cách Indochine là gì?

Phong cách Indochine là gì?

Vị trí địa lý của Đông Dương nằm gần nước Ấn Độ (Indo) và nước Trung Quốc (China). Nền văn hóa của các nước bán đảo cũng chịu ảnh hưởng nhiều nước lớn Trung – Ấn. Vì thế, Đông Dương có tên quốc tế được ghép từ Indo – China (Indochina), tiếng Pháp là Indochine.

Phong cách Indochine chính là sự kết hợp tinh tế giữa nét hoài cổ truyền thống của Á Đông và sự lãng mạn, hiện đại của Pháp. Chính vì thế, phong cách kiến trúc Indochine được mệnh danh là “bản giao hưởng văn hóa Đông – Tây”.

Những nét đặc trưng của phong cách nội thất Indochine

Màu sắc chủ đạo

Phong cách Đông Dương thường sử dụng những màu sắc trung tính như nâu, vàng, trắng làm chủ đạo. Tuy nhiên, ở một số không gian phá cách hơn sẽ sử dụng những màu ấm nóng để tạo ấn tượng mạnh mẽ như cam, đỏ, tím,…

Ở Việt Nam, để tạo cảm giác thoải mái và phù hợp với khí hậu nhiệt đới, màu chủ đạo thường sử dụng là vàng kem, vàng nhạt hoặc trắng.

Do ảnh hưởng một phần bởi văn hóa Á Đông nên các vật dụng từ chất liệu gỗ và tre cũng rất được ưa chuộng. Nó mang đến một sự thân thuộc, gần gũi cho mọi người.

Màu sắc chủ đạo phong cách Indochine

Màu sắc chủ đạo phong cách Indochine thường sử dụng những màu sắc trung tính như nâu, vàng, trắng

Chất liệu đặc trưng sử dụng trong phong cách Đông Dương

Chất liệu gỗ

Đây được xem là vật liệu thiết kế chính mang đậm phong cách Đông Dương. Chất liệu này thường được sử dụng để thiết kế sàn nhà, trần nhà hay các khung kết cấu trang trí chính trong các công trình. Tại Việt Nam, gỗ thường được sử dụng để làm nổi bật không gian phòng khách.

Vật liệu nội thất gỗ hay được sử dụng trong thiết kế Đông Dương

Vật liệu nội thất gỗ hay được sử dụng trong thiết kế Đông Dương

Chất liệu tre, nứa

Ứng dụng các chất liệu truyền thống trong thiết kế là ý tưởng mang lại hiệu ứng cực kỳ cuốn hút. Bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều các thiết kế nội thất bằng tre, nứa được sử dụng trong trí trong các công trình Đông Dương xưa. Chất liệu này xuất hiện chủ yếu trong các thiết kế bàn, ghế, vách ngăn hay tủ, kệ. Tre có khả năng chống mối mọt và độ bền cao nên càng được ứng dụng nhiều trong hầu hết các thiết kế nội thất trang trí. 

Vật liệu cói, mây, tre, nứa trong nội thất Indochine

Vật liệu cói, mây, tre, nứa,… tạo cảm giác thanh tao, hài hòa cho nội thất Indochine

Chất liệu kim loại 

Thời đại ngày càng phát triển, các biệt thự, căn hộ nội thất Đông Dương cách tân có thể linh hoạt phối hợp thêm vật liệu thép, sắt, kim loại khác,… Những món vật dụng nội thất phong cách Đông Dương trở nên sang trọng nhờ vào các chi tiết viền kim loại mạ vàng.

Kim loại là vật liệu sử dụng trong trang trí nội thất phong cách Indochine

Kim loại cũng là vật liệu sử dụng trong trang trí nội thất phong cách Indochine

Gạch bông, gạch nung

Một loại chất liệu hiện diện xuyên suốt trong những căn hộ, nhà phố, biệt thự mang phong cách Indochine, đó là chất liệu gạch bông và gạch nung. Vào buổi đầu Pháp thuộc, toàn bộ gạch bông được sử dụng nhập khẩu từ nước thực dân (nước Pháp) sang. Sau đó, công nghệ sản xuất ở Việt Nam bắt đầu phát triển, nước ta đã tự sản xuất gạch.

gạch bông, gạch nung hiện diện xuyên suốt trong phong cách IndochineGạch bông, gạch nung hiện diện xuyên suốt trong phong cách Indochine

Chất liệu ngói

Những công trình nhà mái ngói đỏ là biểu tượng đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam. Mái ngói đỏ mang đến cảm giác thân thuộc,thiện cảm mỗi khi nhìn ngắm. Ngói lợp nhà được làm từ đất nung nên có màu đỏ sẫm truyền thống của đất sét, đất nung và nó được ưa chuộng với khả năng chống rêu, ẩm mốc vô cùng tốt. 

Ngày nay, mái ngói có rất nhiều màu đa dạng phù hợp thẩm mỹ từng ngôi nhà phong cách Indochine.

Có rất nhiều màu đa dạng phù hợp thẩm mỹ từng ngôi nhà phong cách Indochine

Có rất nhiều màu đa dạng phù hợp thẩm mỹ từng ngôi nhà phong cách Indochine

Họa tiết và hoa văn 

Họa tiết Kỷ Hà: Là lại họa tiết mắc lưới hình thoi với độ dài ngắn khác nhau, họa tiết có hình chữ nhân, họa tiết mai rùa, hoặc họa tiết tắc lưới tam giác. 

Họa tiết hình chữ nhật: Gồm các chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ cách điệu.

Họa tiết hình thú: Là họa tiết cách điệu từ những con vật đem lại điều may mắn, tốt lành theo quan niệm dân gian. Ví dụ: Long-Lân-Quy-Phụng.

Họa tiết hoa lá: Là biểu tượng “Tứ quý” bao gồm tùng, cúc, trúc, mai.

Họa tiết thường sử dụng trong trang trí nội thất Indochine

Họa tiết thường sử dụng trong trang trí nội thất Indochine

Hoa văn họa tiết cách điệu là nét đặc trưng phong cách Indochine

Hoa văn họa tiết cách điệu là nét đặc trưng phong cách Indochine

Phù điêu và tượng

Tượng Phật: Biểu tượng tôn giáo, biểu tượng cho sự thanh cao, bình yên

Con giống, con rối: Đây là những biểu tượng dân gian

Tứ linh: Mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn

Hoa sen: Có từ thời lý, biểu tượng của sự trong sạch, thanh tịnh của Phật giáo

Hoa cúc: Bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền

Bồ đề: Cây bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức Phật

Phù điêu, tượng trò truyền thống Việt Nam được sử dụng trong phong cách Đông Dương

Phù điêu, tượng trò truyền thống Việt Nam được sử dụng trong phong cách Đông Dương

Ứng dụng thiết kế nội thất phong cách Indochine

Nội thất Long Thành xin chia sẻ mẫu thiết kế nội thất phong cách Indochine mang âm hưởng Tân cổ điển Pháp giao hòa cùng bản sắc Việt Nam, thể hiện giá trị xưa cũ và bền chặt với dòng chảy thời gian.

Nội thất quán cafe phong cách Đông Dương Indochine

Nội thất quán cafe phong cách Đông Dương Indochine

Nội thất nhà hàng phong cách Đông Dương Indochine

Nội thất nhà hàng phong cách Đông Dương Indochine

Mẫu nội thất phòng khách phong cách Đông Dương - Indochine

nội thất phòng khách phong cách Đông Dương - Indochine

nội thất phòng khách phong cách Đông Dương - Indochine

nội thất phòng khách phong cách Đông Dương - Indochine

Mẫu nội thất phòng bếp phong cách Đông Dương - Indochine

Mẫu nội thất phòng bếp phong cách Đông Dương - Indochine

Mẫu nội thất phòng bếp phong cách Đông Dương - Indochine

Đồ nội thất đảo bếp và tủ bếp phong cách Indochine

Mẫu nội thất phòng ngủ phong cách Đông Dương - Indochine

Mẫu nội thất phòng ngủ phong cách Đông Dương - Indochine
Mẫu nội thất phòng ngủ phong cách Đông Dương - Indochine

Mẫu nội thất phòng ngủ phong cách Đông Dương - Indochine

Mẫu nội thất phòng tắm phong cách Đông Dương - Indochine

Mẫu nội thất phòng tắm phong cách Đông Dương - Indochine

Mẫu nội thất phòng tắm phong cách Đông Dương - Indochine

Mẫu nội thất phòng tắm phong cách Đông Dương - Indochine

Một số công trình tiêu biểu kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn và Hà Nội

Dù đã trải qua hơn 10 thập niên nhưng hiện nay phong cách thiết kế nội thất Đông Dương vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa và nghệ thuật rất lớn. Các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương mang đậm dấu ấn truyền thống Việt và chất Pháp sang trọng là minh chứng cho lịch sử.

1. Bưu điện Thành phố Sài Gòn

Bưu điện Thành phố Sài Gòn

Nằm ngay con phố bạc tỷ Công trường Paris trung tâm quận 1, Bưu điện thành phố được người Pháp khởi công xây dựng từ năm 1886 – 1891. Trải qua hơn 100 năm tồn tại cho đến ngày nay, tòa nhà Bưu Điện thành phố vẫn không khỏi gây choáng ngợp cho du khách bởi thiết kế mang dáng dấp thời kỳ Phục Hưng. Những mái vòm, những phiến đá hoa văn phong cách Đông Dương lan tỏa mỗi góc tường, cho tới lối đi. Người ta có thể nghỉ chân bên hàng gỗ dài đánh bóng vec-ni, mà tuổi đời còn dài hơn cả một đời người. 

2. Khách sạn Park Hyatt Saigon

Khách sạn Park Hyatt Saigon

Một góc Đông Dương giữa lòng Sài Gòn, khách sạn Park Hyatt Saigon là biệt thự cổ được xây dựng năm 40, 50 thế kỷ trước. Công trình được thiết kế dưới bàn tay kiến trúc sư người Pháp nên vừa khéo léo pha trộn nét cổ điển của Phương Tây với màu sắc rực rỡ lấy cảm hứng từ khí hậu nhiệt đới Việt Nam. Từ đây, ra đời phong cách Đông Dương tồn tại hơn thế kỷ qua cho đến ngày nay vẫn còn thịnh hành.

3. Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM

Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM

Bảo tàng Mỹ thuật Hồ Chí Minh là tòa nhà đầy ấn tượng hòa quyện giữa hai luồng phong cách thiết kế Á Đông và phương Tây. Thiết kế vào năm 1929, và xây xong vào năm 1934 do kién trúc sư người Pháp. Sàn nhà được lát bằng gạch bông với kiểu dáng, hoa văn đa dạng, phong phú, riêng phần cầu thang thì được lát đá cẩm thạch đặc trưng phong cách Đông Dương.

4. Tòa nhà bộ Ngoại giao

Tòa nhà bộ Ngoại giao

Vào những năm 20 của thế kỷ trước, người Pháp chủ trương đẩy mạnh khai thác thuộc địa trên quy mô lớn và lâu dài để phục hưng đất nước vừa ra khỏi Chiến tranh thế giới lần thứ I. Thêm nữa, ở Đông Dương thời ấy, toàn quyền Maurice Long là người có tư tưởng cải cách và nhiều tham vọng. Năm 1921, chính ông đã mời kiến trúc sư Ernest Hebrard, một trong số ít kiến trúc sư nổi tiếng của Pháp bấy giờ sang làm giám đốc đầu tiên của sở Kiến trúc, Quy hoạch Đông Dương.

Công trình trụ sở Tài chính Đông Dương (nay là bộ Ngoại giao) được Ernest Hebrard thiết kế năm 1924, khởi công xây dựng năm 1925 và hoàn thành năm 1928. Đây là công trình duy nhất được xây dựng theo Đồ án Quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính, chính trị Đông Dương cũng do chính ông  thiết kế.

5. Khách sạn Sofitel Metropole

Khách sạn Sofitel Metropole

Tọa lạc ở trung tâm Hà Nội, Khách sạn Sofitel Metropole (Hôtel Metropole) là một trong số ít các khách sạn còn lại còn giữ được dáng vẻ cổ kính của kiến trúc thời Pháp thuộc. Nét đẹp hội tụ qua lớp sơn tường trắng muốt, những khung cửa vòm xanh có mái che, những hoạ tiết sắt uốn cong tinh xảo, ván tường gỗ gụ nâu bóng và sân trong xanh tươi kết nối với thiên nhiên.

Với những tòa cũ như Metropole Wing là sự kết hợp giữa phong cách cổ điển Pháp và điểm thêm kiến trúc Đông Dương đặc trưng văn hóa Việt Nam. Nghỉ dưỡng ở khách sạn 5 sao này bạn sẽ như ngược dòng về với quá khứ. Những nét xưa hiện diện trong không gian như: chiếc điện thoại cổ, quạt trần cổ, đèn trang trí bằng sứ, đồ gỗ hàng trăm năm tuổi…

6. Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Louis Finot, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp xưa là một công trình văn hóa nổi bật nhất trên toàn cõi Đông Dương vào thập niên 30 của thế kỷ XX. Hiện tại, Bảo tàng Louis Finot được gọi là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Được xây dựng trên tư duy kiến trúc đổi mới, Bảo tàng lịch sử Việt Nam khởi nguồn cho phong cách kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội.

Trên nền lý thuyết đối thoại giữa hai nền văn hóa và ý tưởng kết hợp kiến trúc phương Đông với phương Tây, Bảo tàng hội tụ đầy đủ những đặc điểm của phong cách kiến trúc Đông Dương. Trải qua hơn một thế kỷ, các công trình vẫn vẹn nguyên giá trị và là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích sự hoài niệm và tìm về ký ức.

>> Với những thông tin chia sẻ trên đây, Nội thất cao cấp Long Thành tin chắc rằng bạn đã hiểu hơn về phong cách Indochine là gì? Những đặc điểm phong cách kiến trúc, cũng như phong cách nội thất Đông Dương.

Nếu bạn đang muốn tìm về với những hoài niệm, hãy biến chúng trở thành ý tưởng thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất mang phong cách Đông Dương cho căn hộ, biệt thự của mình.