Nội thất công nghiệp - Industrial được sáng tạo nên nhằm mục đích phục vụ cho khu dân cư được chuyển đổi từ các khu vực công nghiệp quanh những thành phố Tây Âu. Nó cho ta thấy vẻ đẹp từ những chất liệu thô sơ và cảm nhận sự tinh tế từ những thiết kế “trần trụi” nhất, hấp dẫn và phá cách táo bạo.
Industrial mang lại cho bạn thật nhiều năng lượng mỗi ngày, giúp bạn bắt kịp với guồng quay công nghiệp hóa nhanh chóng mà vẫn tận hưởng được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh.
Cùng Nội thất Long Thành tìm hiểu về phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất đầy mới mẻ và độc đáo trong bài viết dưới đây.
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp tên tiếng anh là Industrial, là một trong những xu hướng bài trí nội thất phổ biến hiện nay.
Đặc trưng của phong cách công nghiệp là sự thô sơ, đơn giản, nhưng rất có tính thẩm mỹ. Thiết kế nội thất như: khung sắt “lộ thiên” trên trần nhà, tường gạch, các đường ống, xi măng không cần xây trát, … Giống như những công xưởng sản xuất, nhà máy công nghiệp vốn chẳng cần sơn sửa hay màu mè hoa mỹ làm gì.
Vì thế, phong cách công nghiệp đem đến một không gian cực kỳ độc đáo, ấn tượng. Industrial chỉ giữ lại những gì cần thiết nhất cho một công trình, nó phù hợp với những người sống đơn giản, thực tế và pha chút mạnh mẽ.
Phong cách nội thất công nghiệp là gì?
Vào những năm đầu của thế kỷ 20, xảy ra cuộc suy thoái nghiêm trọng ở Châu Âu. Các xưởng công nghiệp bị bỏ hoang rất nhiều. Nên được người dân tu sửa làm nhà ở.
Ban đầu, các thiết kế còn khá đơn giản và có phần thô cứng. Lâu dần các kiến trúc sư đã thêm và bớt một số chi tiết để phục vụ cuộc sống đầy đủ tiện nghi cho người dùng.
Sau cuộc cải tổ liên tục đã cho ra phong cách thiết kế nội thất công nghiệp. Hiện nay phong cách này vẫn mang vẻ hoang sơ vốn dĩ. Tuy nhiên không kém phần sang trọng, ấm áp.
Lịch sử ra đời phong cách nội thất công nghiệp
Nếu như các phong cách khác luôn đề cao sự trau chuốt và tỉ mỉ trong thiết kế thì phong cách công nghiệp lại ngược lại. Nó gạt bỏ đi các đường nét rườm rà hay họa tiết tỉ mỉ. Thay vào đó là nét đẹp thuần túy được tạo nên từ những gì thô mộc, đơn giản nhất.
Đây là điểm nhận diện đặc trưng nhất của phong cách công nghiệp. Thiết kế mảng tường gạch thô, bức tường ốp gỗ tự nhiên hay sơn mài,… Tất cả tạo nên một bối cảnh công xưởng giả lập vô cùng độc đáo và thu hút. Những chi tiết này còn mang lại cảm giác gần gũi pha chút hoài cổ cho người ở.
Thiết kế mảng tường gạch thô ấn tượng
Tông màu trung tính trầm được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở phong cách công nghiệp với các màu sắc xám, xám, navy, trắng, đen và nâu gỗ trầm...Sự kết hợp hài hòa của màu sắc mang lại cảm giác nhẹ nhàng và bình yên. Bạn cũng có thể sáng tạo để màu sắc sáng lên một chút, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ làm mất vẻ đẹp vốn có của Industrial.
Tông màu trung tính trầm được ưu tiên sử dụng
Không chỉ đảm nhận công năng chiếu sáng, ánh sáng trong phong cách nội thất công nghiệp còn đóng vai trò trang trí. Tuy nhiên, ánh sáng tự nhiên là quan trọng nhất. Ánh sáng tự nhiên thường được tận dụng bằng giải pháp thiết kế cửa sổ. Nguồn sáng này không chỉ bổ sung ánh sáng cho không gian mà còn mang đến nguồn năng lượng và sức sống tích cực.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng thiết kế cửa sổ kính cường lực
Đơn giản và thân thiện với môi trường là kim chỉ nam chạy xuyên suốt phong cách này. Vì vậy, các vật dụng nội thất được bố trí rất tối thiểu, tập trung vào công năng. Vật liệu thiết kế có nguồn gốc tự nhiên được ưu tiên sử dụng. Vẻ đẹp đến từ sự tối giản và tiện nghi tạo nên một không gian sống bền vững.
Các vật dụng nội thất được bố trí tối giản và thông minh
Giá trị thẩm mỹ của phong cách nội thất công nghiệp đến từ tất cả các yếu tố cấu thành nên nó. Trang trí nội thất trong phong cách công nghiệp được pha trộn với yếu tố hiện đại. Tạo nên vẻ đẹp chiết trung lạ mắt và ấn tượng.
Trang trí nội thất phong cách công nghiệp giao thoa hiện đại
Các chi tiết trang trí phổ biến như tranh treo tường có họa tiết kinh điển, bóng đèn có hình dáng lạ mắt, cây xanh,… Tất cả đều được tiết chế và bố trí ở mức vừa phải, hài hòa với không gian nội thất chung.
Ngoài những đặc trưng của phong cách công nghiệp như gạch đỏ, tường bê tông thô, đường ống nước... căn hộ dưới đây còn phối hợp hài hòa với ánh sáng và nội thất gỗ, đem lại cảm giác ấm áp.
Phía trên sofa phòng khách là hệ kệ sắt ốp dọc từ tường lên trần, giúp gia chủ có thể sửa thành hộp lưu trữ.
Hệ thống kệ sắt của căn hộ mang phong cách công nghiệp rất đặc trưng của phong cách công nghiệp.
Ghế sofa màu da bò kết hợp thảm lông thú và bàn cà phê dạng hộp giúp định hình không gian phòng khách.
Không gian bếp đậm chất công nghiệp với đảo bếp, quầy bar đơn giản và các chi tiết trang trí bằng sắt.
Chiếc đồng hồ hình tròn uốn từ sắt mảnh tạo thành vật trang trí thẩm mỹ trên bức tường gạch mộc.
Tường bếp được kết hợp hài hòa các màu sắc xám, đen và gạch. Chất liệu gạch đỏ mang lại cảm giác ấm áp cho không gian có nhiều gam màu lạnh.
Chiếc tủ lạnh màu đen đặt ở vị trí góc bếp gọn gàng và phong cách.
Căn phòng thiết kế sàn và nội thất bằng gỗ khiến căn phòng trở nên sinh động hơn nhờ những bức tranh trên tường, kích thích sáng tạo và trí tò mò cho trẻ.
Phòng thay đồ bố trí hệ thống tủ quần áo bằng gỗ khung sắt đơn giản, sang trọng.
Phòng tắm nhỏ phía sau phòng khách có bồn rửa tay làm từ thùng dầu rỗng, đường ống dẫn nước bằng đồng đặc trưng của phong cách công nghiệp.
Trong phòng tắm, mảng tường bê tông, ống dẫn nước trở nên mềm mại hơn nhờ chiếc tủ và sàn nhà bằng gỗ tự nhiên.
Kết luận
Thiết kế phong cách nội thất Industrial là cách tuyệt vời để giữ toàn vẹn kiến trúc không gian, qua đó phản ánh đúng cá tính bên trong con người. Với sự ảnh hưởng đến đời sống hiện đại ngày nay, phong cách công nghiệp đặc biệt góp phần tạo nên diện mạo mới lạ, không gian thực sự đẳng cấp, ấn tượng.