Hotline: 0972 397 888

Thiết kế trần nhà và một số vật liệu tốt dùng để trang trí trần

Một không gian nhà đẹp nhờ có sự kết hợp hoàn hảo của tất cả các yếu tố từ ngoại thất cho đến nội thất, trong đó thì nội thất luôn là yếu tố được đề cao hơn cả.

Nội thất được thiết kế, trang trí một cách hài hòa sẽ tạo nên căn phòng vừa phù hợp với công năng sử dụng lại mang đến nét đẹp tinh tế, sang trọng và quan trọng nhất đó là cảm giác thoải mái cho gia chủ mỗi khi sử dụng.

Trong nhà thì ngoài đồ nội thất, một yếu tố vẫn luôn được đều cao đó chính là trần nhà. Hầu như mọi không gian bên trong đều phải làm trần, chỉ là ở những nơi khác nhau thì cách làm cùng với vật liệu cùng kiểu trang trí có sự khác nhau mà thôi.

Trần nhà là gì?

Trần nhà là bề mặt giới hạn bên trên của một căn phòng. Trần nhà thường không được coi là một yếu tố cấu trúc mà chỉ là một bề mặt hoàn thiện nằm mặt dưới của cấu trúc mái hoặc mặt sàn của tầng trên. Trần nhà có thể được trang trí đẹp, và có nhiều ví dụ về các tranh bích họa và tác phẩm nghệ thuật trên trần nhà đặc biệt là trong các tòa nhà tôn giáo.

Thiết kế nhà đẹp kết hợp giữa nội thất và trần đèn

Thiết kế nhà đẹp kết hợp giữa nội thất và trần đèn

Trần nhà dù không thể mang đến công năng sử dụng trực tiếp cho gia chủ như bộ bàn ghế sofa để ngồi, giường ngủ để nằm hay tủ bếp, tủ quần áo...Tuy nhiên, nó lại có giá trị về mặt thẩm mỹ nghệ thuật cao, hầu như ai trong chúng ta bước vào một ngôi nhà thì đây là yếu tố đầu tiên mà chúng ta nhìn thấy.

Chính vì vậy mà việc trang trí trần nhà đẹp luôn được nhiều gia chủ lưu tâm mỗi khi thiết kế nội thất. Tuy nhiên, việc phải trang trí như thế nào, nên chọn chất liệu gì thì không phải ai cũng biết mà phải nhờ đến các chuyên gia, những người có chuyên môn và kinh nghiệm về trần.

Theo đó, trong bài biết này chúng ta hãy tìm hiểu tổng quan về các kiểu thiết kế trần hiện nay cũng như những vật liệu phổ biến được sử dụng để làm trần rồi từ đó có ý tưởng, lựa chọn tốt nhất cho mình.

Trần nhà và các chất liệu phổ biến được sử dụng làm trần

Trần nhà và các chất liệu phổ biến được sử dụng làm trần

Các kiểu trần nhà phổ biến nhất hiện nay

 Hiện nay có 4 kiểu làm trần phổ biến mà được nhiều người áp dụng không chỉ trong trang trí nhà mà còn ở nhiều không gian, khu vực khác, cụ thể đó là: trần liền, trần thả, trần ốp và sơn trần

Với mỗi kiểu trần khác nhau thì vẻ đẹp mang lại cho căn phòng cũng như thời gian làm trần, chi phí làm trần lại không giống nhau.

Trần liền được sử dụng trong trang trí nội thất nhà phố

1. Trần liền

Đây là loại trần phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong trang trí nội thất, nhiều người còn gọi đây là trần chìm hoặc trần đa năng.

Lý do mà mẫu trần này được yêu thích vì đó là loại trần thạch cao liền vừa đơn giản hiện đại lại dễ thi công nên phù hợp cho mọi không gian dù lớn hay nhỏ của biệt thự, nhà phố đến chung cư.

Điều thứ hai thì làm trần liền có chi phí vừa phải, không quá cao so với các loại trần ốp gỗ hoặc trần dát vàng.

Thứ ba đó là làm trần liền có thể phù hợp với nhều phong cách thiết kế nội thất trong nhà. Với thiết kế nhà hiện đại trần liền được làm phẳng hoặc có thêm một vài vị trí giật cấp thêm sinh động còn với nội thất nhà tân cổ điển, người ta có thể dễ dàng trang trí thêm những họa tiết hoa văn lên trần và thậm chí là dát vàng hay ốp gỗ vào những chi tiết đó.

Đây chính là yếu tố then chốt tạo nên vẻ đẹp của mẫu trần liền này mà nhiều người yêu thích, áp dụng cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, cũng phải nói đến điểm hạn chế của mẫu trần này đó là nó thường được sơn màu trắng vì vậy mà nếu bám bẩn sẽ rất xấu, còn khi bị ướt do rò rỉ nước thì bị ẩm mục và mất công để cắt – chắp vá khi có sự cố trên trần.

Thiết kế nội thất phòng khách sử dụng trần liền vừa đẹp vừa sang

Thiết kế nội thất phòng khách sử dụng trần liền vừa đẹp vừa sang

2. Trần thả ( trần nổi )

Mẫu trần này cũng được dùng để trang trí trong nhà nhưng hầu như chỉ dùng cho những nơi không quá sang trọng, nó không mang đến được vẻ đẹp cùng sự đa dạng so với trần liền vì chỉ phù hợp cho thiết kế nhà hiện đại.

Trần thả khá phổ biến cho các không gian văn phòng, trung tâm thương mại – khu mua sắm cùng những nơi có khoảng trần rộng lớn bởi nó rất dễ thi công lại thuận tiện lắp ghép ốp lát đèn điện, điều hòa không khí...và đặc biệt là chi phí rẻ hơn so với trần liền.

Thiết kế trần thả cho không gian nhà văn phòng

3. Trần ốp

Trần ốp nghe có vẻ lạ nhưng thực ra đây là cách gọi cho mẫu trần liền được ốp vật liệu trực tiếp vào trần thật.

Trần ốp thường sử dụng các vật liệu khác với trần liền để tạo nên điểm nhấn và đặc biệt là vẻ đẹp cùng sự phá cách cho ngôi nhà.

Trần ốp xuất hiện nhều hơn cho những thiết kế nhà sang trọng hiện đại, còn với những nơi bình dân người ta vẫn sử dụng trần ốp nhưng chất liệu cùng cách trang trí không so sánh được về giá trị cùng sự tỉ mỉ.

Trần nhà ốp gỗ vừa đẹp vừa sang

Trần nhà ốp gỗ vừa đẹp vừa sang

4. Trần sơn

Trần sơn thực chất là không làm trần mà thay vào đó người ta sẽ sử dụng sơn để sơn lên trần thật của kiến trúc nhà. Cách sơn trần này có thể sử dụng trong nhà nhưng không quá phổ biến, thay vào đó thì phòng trà, quán cafe, quán ăn, bar hay được trang trí hơn.

Dù là cách trang trí trần như thế nào thì mục đích cuối cùng vẫn là mang lại thẩm mỹ, mỹ quan cho ngôi nhà, cho nên ngoài việc chọn đúng cách làm trần thì việc lựa chọn chất liệu cũng là điều cần lưu ý.

Hiện nay có 5 loại vật liệu phổ biến mà người ta hay dùng để làm trần, tùy theo từng nơi cụ thể cũng như mức độ đầu tư mà có thể áp dụng chất liệu gì cho phù hợp nhất.

Sơn trần nhà với nhiều màu sắc độc đáo

Sơn trần nhà với nhiều màu sắc độc đáo

5 loại vật liệu phổ biến dùng trong trang trí trần nhà

Trần thạch cao

Đương nhiên rồi, đây là mẫu trần phổ thông nhất vì sự đa dạng cả về chất lượng, độ dày cũng như có thể dễ dàng tìm kiếm trên thị trường.

Trần thạch cao dùng để trang trí nội thất nhà thường làm từ các tấm panel sau đó được sơn bả lại để cho ra mẫu trần hoàn thiện. Nếu là thiết kế nhà hiện đại thì trần thạch cao được làm liền và phẳng, một số khu vực được giật cấp tạo thẩm mỹ và một số vị trí có thể để lỗ thăm trần, lỗ đèn vừa đơn giản vừa hiện đại.

Đọc thệm: Thêm điểm nhấn không gian bằng các mẫu trần thạch cao

Khi thiết kế nội thất nhà cổ điển - tân cổ điển, cụ thể là ở phòng khách tân cổ điển, phòng ngủ tân cổ điển hay phòng bếp, phòng thờ tân cổ điển thì trần thạch cao này được ốp hoặc ghép thêm các chi tiết hoa văn và thậm chí là mạ vàng lên các hoa văn đó nhằm tăng thêm nét sinh động cùng màu sắc trầm ấm, vẻ sang trọng cho căn phòng.

Thiết kế phòng ngủ hiện đại với mẫu trần thạch cao sinh động

Thiết kế phòng ngủ hiện đại với mẫu trần thạch cao sinh động

Thiết kế phòng ngủ sử dụng trần thạch cao sát vàng ở các chi tiết

Thiết kế phòng ngủ sử dụng trần thạch cao sát vàng ở các chi tiết

Trần ốp gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên chủ yếu được sử dụng theo dạng ốp trần, có thể là ốp một số vị trí hoặc ốp toàn bộ không gian trần tùy theo mức độ đầu tư và phong cách thiết kế nội thất.

Trần nhà ốp gỗ tự nhiên vừa khẳng định được giá trị, đẳng cấp của gia chủ về mức độ chịu chơi cũng như thẩm mỹ của nơi này bởi một số loại gỗ quý như Sồi, Óc chó, Gõ đỏ...

Thiết kế trần nhà bằng ốp gỗ Gõ đỏ tự nhiên ấm cúng

Thiết kế trần nhà bằng ốp gỗ Gõ đỏ tự nhiên ấm cúng

Trần ốp gỗ công nghiệp

Không chỉ là gỗ tự nhiên mà gỗ công nghiệp cũng được dùng để làm vật liệu ốp trần.

Trần ốp gỗ công nghiệp cũng tạo nên sức thu hút riêng đồng thời là chi phí đầu tư thấp hơn do vậy mà các không gian nhà phố, chung cư cũng có nhiều người đã dùng.

Ốp trần gỗ công nghiệp đơn giản tiết kiệm chi phí

Ốp trần gỗ công nghiệp đơn giản tiết kiệm chi phí

Trần nhựa giả gỗ và tấm nhựa xi măng vân gỗ

Đây là chất liệu làm giả theo gỗ nhằm tiết kiệm chi phí cho gia chủ nhưng vẫn tạo được sự hấp dẫn, mới lạ cho căn phòng.

Loại vật liệu này chủ yếu được sử dụng để ốp trần nhà cho những thiết kế hiện đại giúp cho không gian luôn sáng sủa, tươi mới xóa bỏ đi vẻ đơn điệu của mẫu trần thạch cao cơ bản.

Trần nhựa giả gỗ theo dạng hộp nan

Trần tôn và nhôm

Cuối cùng thì tôn và nhôm là nguồn nguyên liệu mới mà nhiều người sử dụng để trang trí trần nhà theo phong cách hiện đại, tiện lợi.

Chất liệu này có độ bền lớn hơn nhiều so với trầng thạch cao lại có thể đúc tấm, miếng dễ dàng nên rất thích hợp làm trần thả hoặc theo dạng nan trần.

>> Chúng ta cần căn cứ theo từng không gian với công năng sử dụng và chi phí đầu tư mà áp dụng chất liệu cũng như kiểu làm trần nào cho hài hòa nhất. Ngoài ra, ta cũng cần phải tham khảo theo một số tiêu chí khác để có thể chọn được mẫu trần phù hợp.

Thiết kế trần nhà làm từ chất liệu nhôm cao cấp

Thiết kế trần nhà làm từ chất liệu nhôm cao cấp

Một số lưu ý khi thiết kế trần nhà bạn nên biết

1. Cần lựa chọn màu sắc trần nhà hài hòa với màu sắc của tường.

Chẳng hạn như trần liền thạch cao sơn trắng thì ta có thể chọn tường theo màu trắng, vàng nhạt, hồng nhạt, kem, be, xanh nhạt...tránh những gam màu nóng như đỏ, cam hoặc gam màu tối thiếu đi tính cân đối như đen, nâu đậm.

Đó là đối với thiết kế hiện đại, còn nếu là thiết kế nội thất phòng theo kiểu tân cổ điển, cổ điển thì có thể kết hợp thêm ốp gỗ, dát vàng hoa văn nhằm tăng tính tương phản giữa các chi tiết bên trong cho không gian thêm phần xa hoa lộng lẫy hơn.

Thiết kế trần nhà tạo sự hài hòa với màu sắc của tường bao xung quanh

Thiết kế trần nhà tạo sự hài hòa với màu sắc của tường bao xung quanh

2. Màu sắc của trần và đồ nội thất.

Nên chọn trần cũng như trang trí thêm cho trần nhà hài hòa với các món đồ nội thất trong nhà, nó tương tự như tường hay sàn và  cần tránh gây ra sự đối lập, tương phản giữa màu sắc gây rối mắt cho người dùng

3. Ánh sáng và đèn trên trần

Một yếu tố mà chúng ta không thể bỏ qua khi thiết kế trần nhà chính là ánh sáng cùng với đèn trên trần.

Ở không gian có sự hạn chế của ánh sáng tự nhiên ( thiếu cửa sổ, cửa ban công ) ta nên sử dụng những nguồn ánh sáng đèn phù hợp, lượng đèn vừa đủ cũng không nên quá chói.

Còn ở trong phòng có nhiều ánh sáng tự nhiên, chỉ cần một lượng đèn vừa phải để mắt không bị mỏi và tránh phải cắt khoét quá nhiều điểm trên trần.

Ánh sáng đèn tương quan với màu sắc của trần và tường nhà

Ánh sáng đèn tương quan với màu sắc của trần và tường nhà

4. Sự kết hợp về chất liệu

Để tăng thêm điểm phá cách thì việc kết hợp nhiều chất liệu trần cũng được một số người áp dụng. Thay vì chỉ làm trần từ một loại vật liệu duy nhất, ta có thể kết hợp trần liền với trần ốp gỗ, trần liền với trần thả nan gỗ, nan nhôm....

>> Chỉ khi tuân thủ theo các quy tắc này thì trần cùng không gian nhà của chúng ta mới có thể đạt được sự hoàn hảo về thẩm mỹ và công năng.

Hãy đến với Nội thất Long Thành để được chiêm ngưỡng những mẫu thiết kế trần sang trọng hiện đại, phong cách khẳng định nên giá trị của không gian ngay từ hôm nay.