Trần thạch cao được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất bởi công năng đa dạng và tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt với không gian phòng khách thì việc chọn lựa mẫu trần thạch cao đẹp càng cần được ưu tiên.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về trần thạch cao và giúp bạn lựa chọn được mẫu trần thạch cao đẹp ưng ý cho ngôi nhà mình.
Trần thạch cao là chất liệu được tổng hợp bởi: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư liên quan. Chức năng của trần thạch cao là ngăn cách các phòng hoặc làm đẹp cho trần nhà bằng nhiều kiểu dáng khác nhau.
Khung xương: Cố định theo một khung xương có sẵn, tối ưu sự vững chắc để lên thạch cao và sơn bả
Tấm thạch cao: Bộ phân liên kết trực tiếp với khung xương thông qua vít chuyên dụng, tạo độ phẳng cho trần.
Sơn bả: Tạo độ mịn, đều màu cho mặt trần.
Bột thạch cao
Trần nhà thạch cao hiện nay sử dụng rộng rãi trong thi công nội thất các loại hình nhà ở, văn phòng, quán ăn,… góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ.
Trong thiết kế thi công nhà ở, trần thạch cao thay thế cho trần đúc, trần xi măng và các vật liệu khác cho nhiều không gian từ phòng khách phòng bếp đến phòng ngủ.
Trần thạch cao được ứng dụng nhiều trong các loại hình nhà ở
Trần thạch cao được nhiều người lựa chọn bởi các ưu điểm sau:
- Trần thạch cao linh động, dễ tháo lắp, thi công nhanh chóng nhưng không ảnh hưởng tới cấu trúc trần của nhà.
- Trần thạch cao thân thiện môi trường, không gây độc hại, ảnh hưởng đến người thi công lẫn người sử dụng.
- Trần thạch cao có nhiều kiểu dáng tạo hiệu ứng thẩm mỹ tốt, dễ tạo hình và giúp KTS có thể tỏa sức sáng tạo khác nhau về hình khối và họa tiết trang trí.
- Chất liệu của thạch cao chống cháy, cách âm, tiêu âm, chống ẩm, chịu nhiệt.
- Sử dụng trần thạch cao mang lại giá trị sử dụng lâu dài nhờ độ bền tốt.
- Chất liệu thạch cao có trọng lượng nhẹ hơn 10 lần so với tường gạch truyền thống.
Với những ưu điểm ưu việt, trần thạch cao trở thành vật liệu hoàn thiện thi công nội thất căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự.
Trần thạch cao có nhiều tính ưu việt
Trần thạch cao nổi, khung nổi (hay trần thả) là sản phẩm sau khi hoàn thiện người ta vẫn nhìn thấy một phần xương trần. Nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương.
Khi thi công xong phần khung xương người thợ chỉ cần đặt thả tấm thạch cao nằm ngay ngắn trên khung xương. Bởi vậy nó còn có tên gọi khác là trần thạch cao thả để chỉ thao tác đặc trưng khi thi công.
Trần thạch cao khung nổi
Trần thạch cao chìm có cấu tạo khung xương ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Nói cách khác bạn sẽ không nhìn thấy phần khung xương này. Khi chiêm ngưỡng loại trần này bạn sẽ có cảm giác như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp.
Có hai loại trần chìm là trần giật cấp và trần phẳng:
Trần phẳng: Bề mặt trần sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng được gọi là trần thạch cao phẳng, được kết cấu từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.
Trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao giật cấp: Loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau gọi là trần thạch cao giật cấp. Đây là kiểu trần chứa nhiều giá trị nghệ thuật nhất.
Trần thạch cao giật cấp
Ngoài việc phân chia theo cấu tạo, trần nhà thạch cao còn được chia theo chức năng và phong cách:
Theo chức năng: có trần chống cháy, trần chống ẩm, trần cách âm,…
Theo phong cách: Trần thạch cao hiện đại, cổ điển, tân cổ điển.
Mỗi một loại trần đều có ưu nhược điểm riêng biệt. Người thi công cần phải khảo sát thật kỹ và lựa chọn loại trần phù hợp với công trình. Ngoài ra, độ bền của sản phẩm cũng cần phải lưu ý, nên lựa chọn tấm thạch cao của thương hiệu uy tín, có chế độ bảo hành rõ ràng.
Chọn mẫu trần thạch cao phù hợp
Mỗi không gian của từng căn hộ sẽ có phong cách thiết kế khác nhau: hiện đại, tối giản, tân cổ điển. Mỗi một không gian sẽ có đặc thù riêng về bố cục, sắp xếp, màu sắc, kiểu dáng.
Để tạo được hiệu ứng thẩm mỹ đồng bộ cho không gian, gia chủ cần lựa chọn mẫu trần thạch cao phù hợp với phong cách của căn phòng.
Tùy vào từng loại hình nhà ở mà lựa chọn mẫu trần thạch cao khác nhau:
Nhà phố mặt đường: chọn mẫu trần thạch cao giật cấp, chống ồn, cách âm, thiết kế dày
Chung cư hiện đại: Mẫu trần thạch cao đơn giản, đường gờ sắc nét, trần mỏng nhẹ
Biệt thự: Mẫu trần cầu kỳ, sang trọng, có kiểu dáng mới lạ để tạo mỹ quan cho không gian bởi biệt thự có không gian rộng rãi
Hệ khung xương có chức năng nâng đỡ toàn bộ hệ trần thạch cao. Để thiết kế trần thạch cao đẹp và chắc chắn cần chọn khung xương đảm bảo để dễ dàng kết hợp với các phụ kiện như đèn trang trí.
Màu sắc trần thạch cao cần có sự tương tác nhất định với không gian của căn phòng. Không nên chọn màu sắc của trần thạch cao quá nổi bật như: đen, đỏ, nâu.
Thay vào đó, hãy chọn trần có màu sáng và chỉ phối các màu sắc khác nhau nếu bạn muốn tạo điểm nhấn cho không gian.
Trần thạch cao chỉ là lớp nền cho tổng thể căn phòng, vậy nên màu trắng, màu be, vàng nhạt,… chính là những gam màu tạo sự rộng rãi, thoáng đãng cho phòng khách, phòng ngủ sự sang trọng.
Trần thạch cao đơn giản kết hợp đèn trần
Nếu không được trang trí, trần thạch cao không khác gì lớp trần bê tông được tô thêm lớp sơn bả. Vậy nên cần trang trí trần thạch cao bằng cách kết hợp với các phụ kiện đi kèm như: đèn led, đèn âm trần, đèn thả trần, đèn chùm,… để tạo vẻ thẩm mỹ cho không gian.
Trần thạch cao cầu kỳ cho phòng khách tân cổ điển
Trần thạch cao giật cấp cho phòng khách hiện đại
Các mẫu trần giật cấp phòng khách hiện đại và đẹp cũng được nhiều gia chủ ưa chuộng, đặc biệt giật 3 cấp.
Trần thạch cao cho nhà bếp
Trần thạch cao cho nhà cấp 4 đẹp
Trần thạch cao kết hợp đèn trang trí giúp căn phòng thêm sang trọng
Mẫu trần thạch cao cho phòng ngủ đơn giản, nhẹ nhàng.
Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có thể lựa chọn được mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp, hiện đại và sang trọng cũng như phù hợp với công năng sử dụng.